Phóng Viên: Dạ xin chào diễn giả Thân Đức Hoà,
Diễn giả: xin chào Thanh Nga
Phóng Viên: Trong một bài viết gần đây trên website chính thức của Trường Doanh Nhân MBR, em được biết một thông tin khá ngạc nhiên. Theo đó, số lượng doanh nghiệp nộp đơn chờ giải thể lên đến con số hàng chục ngàn doanh nghiệp. Anh có thể cho biết lý do và đánh giá thế nào về điều này được không ạ?
Diễn giả: (cười, ánh mắt thân thiện).. Câu hỏi khá hay và thú vị. Chứng tỏ Thanh Nga có tìm hiểu rất kỹ và theo sát các hoạt động của chúng tôi. Cám ơn về câu hỏi vừa rồi!
Trước tiên, tôi có thể nói một thực trạng là “doanh nghiệp Việt hiện nay chi ra hàng tỷ đồng tiền ăn nhậu, tiếp khách xã giao hàng năm nhưng lại ít quan tâm đến việc đào tạo doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nhân sự cấp trung và cấp cao”.
Điều kế tiếp có thể kể đến là đa phần các startup hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME không nắm vững qui trình khởi nghiệp cũng như qui trình vận hành doanh nghiệp. Đơn cử như việc lập một bản kế hoạch kinh doanh, chiến lược tung sản phẩm mới, chiến lược marketing, bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và văn hoá phục vụ..
Phóng viên: Diễn giả có thể thể chia sẻ rõ hơn nữa không ạ?
Diễn giả: Tôi lấy ví dụ như văn hoá “tủ rượu” và “tủ sách” của ta đã khác hẳn so với các nước phương tây phát triển rồi. Ngoại trừ những doanh nghiệp lớn, ví dụ như Vinfast vừa rồi, cách làm marketing của họ đã đạt đến trình độ quốc tế nhưng nhìn ở khía cạnh nào đó vẫn có cái gì đó mang màu sắc và “dáng dấp” phong cách của Apple. Marketing là sáng tạo và khác biệt. Nếu mình nghiên cứu, học hỏi sau đó phát huy sáng tạo thì lợi thế cạnh tranh sẽ được tạo ra.
Phóng viên: vậy giải pháp hay lời khuyên ở đây là gì? Anh có thể cho biết?
Diễn giả: Hiện tại, Chúng tôi đang có những lớp học ngắn hạn (3 ngày) hoặc trung hạn (6 tháng) dành cho các CEO mới khởi nghiệp nhưng khá bận rộn. Nếu các chủ doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo doanh nghiệp thì đây có thể xem là giải pháp và là một lời khuyên mà tôi muốn nói nhất (nếu tôi chỉ được phép đưa ra một lời khuyên duy nhất 🙂 mỉm cười)
Phóng viên: Được biết, ngoài việc Anh là một diễn giả, chuyên gia huấn luyện đào tạo cấp cao khối doanh nghiệp, Anh Hoà còn là một chiến chuyên gia, chiến lược gia marketing. Thêm một câu hỏi nữa dành cho Anh, Anh có nhận định gì về cách làm marketing hiện nay của các doanh nghiệp Việt?
Diễn giả: (Cười), thật sự thì chúng ta hiện nay chưa thực sự quan tâm cũng như làm marketing đúng cách và hiệu quả. Đa phần là đi theo lối mòn như thế này: tạo ra sản phẩm bằng một cách nào đó (tự sản xuất hay nhập khẩu..), sau đó tung sản phẩm ra bán, bán không được mới đổ tiền vào marketing và cuối cùng là… như Nga cũng biết rồi đó.
Phóng viên: vậy cách làm chuyên nghiệp dưới góc nhìn của một chuyên gia marketing là như thế nào?
Diễn giả: Cách mà tôi vẫn thường làm khi cung cấp các gói giải pháp, chiến lược kinh doanh, marketing cho các chủ doanh nghiệp là trước hết cần phải làm research cái đã và sau đó là tạo ra các báo cáo. Rồi mới đến việc thiết kế sản phẩm, tối ưu và phát triển nó. Bước kế tiếp mới là “test” sản phẩm và đo lường độ phản hồi (feedback) từ thị trường. Marketing sẽ bắt đầu từ đây trước khi tung sản phẩm ra.
Phóng viên: vậy là marketing luôn đi trước bán hàng?
Diễn giả: đúng rồi. Marketing, bán hàng và còn một số điều nữa ..
Phóng viên: là điều gì ạ?
Diễn giả: Dịch vụ chăm sóc khách hàng, Hậu mãi và Văn hoá, phong cách phụ vụ.
Phóng viên: cám ơn diễn giả Thân Đức Hoà. Buổi nói chuyện hôm nay rất thú vị. Mong rằng sẽ được gặp Anh và nghe Anh chia sẻ nhiều hơn nữa trong những lần kế tiếp!
Diễn giả: vậy hãy đến các buổi diễn thuyết, đào tạo hay các diễn đàn của chúng tôi.
Phóng viên: dạ, nhất định. Chúc Anh một ngày tốt lành!